VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY

Chư Mom Ray national park

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tài nguyên thực vật rừng ở VQG Chư Mom Ray

Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, phía Tây tỉnh Kon Tum, trong vùng sinh thái Trường Sơn Nam, được đánh giá là VQG có tính đa dạng sinh học cao trong hệ thống các VQG trong cả nước; với khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với sự đa dạng của các sinh cảnh như rừng trên núi đất đá, rừng trên núi đất, rừng phục hồi… đây là những yếu tố quan trọng toạ nên tạo nên tính đa dạng và phong về thực vật và các yếu tố đặc hữu. Tại Chư Mom Ray đã ghi nhận sự có mặt của 1.895 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 541 chi, 184 họ, 63 bộ, trong đó có 48 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam,  20 loài được ghi nhận trong Sách đỏ IUCN, 26 loài có tên trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ.

- Đa dạng về các bậc taxon:

 

TT

Ngành

Họ

Loài

Tỷ lệ (%)

Tên Việt Nam

Tên Latinh

 

Tổng

184

1.895

100

1

Quyết lá Thông

Psilotophyta

1

1

0,05

2

Thông đất

Lycopodiophyta

2

15

0,79

3

Cỏ tháp bút

Equisetophyta

1

2

0,11

4

Dương xỉ

Pteridophyta

30

192

10,13

5

Mộc lan

Magnoliophyta

150

1.685

88,92

Số liệu thống kê trên cho thấy, phần lớn các taxon tập trung trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), với 150 họ chiếm 81,5%, 1.685 loài chiêm 88,9%, so với tổng số họ, loài thực vật có trong VQG Chư Mom Ray; thứ 2 là ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần, ngành Thông đất, sau cùng là hai ngành Quyết lá thông và Cỏ tháp bút.

- Đa dạng về nguồn gen thực vật:

Khu hệ thực vật khu vực Chư Mom Ray mang yếu tố đặc hữu đặc trưng cho Khu hệ thực vật Trường Sơn Nam, tuy số lượng cá thể khá khiêm tốn; đến nay đã thống kê được 33 loài đặc hữu, nhưng những loài này lại tồn tại phát triển ổn định trong hệ thực vật rừng của VQG; đặc biệt trong số đó có một số loài đặc hữu hẹp như: Lài trâu gân dày (Tabernaemontana dakgleieinsis Ly), Lài trâu đắk tô (Tabernaemontana daktoensis Ly), Mức kon tum (Wrightia kontumensis Ly), Chân chim kon tum (Schefflera kontumensis Bui), Sung kon tum (Ficus ontumense Corner).

Trong số 1.895 loài thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được 182 loài nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị cao về kinh tế và khoa học. Trong đó, có một số loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt như: Chò chỉ (Parashorea chinensis), Tuế lá xẻ (Cycas micholitzii), Kim giao (Decussocarpus fleuryi), Kim giao núi (Nageia wallichiana), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Cẩm lai (Dalbergia cochinchinensis), Trầm hương (Aquilaria crassna), Vù hương (Cinnamomum balansae), Dầu đọt tím (Dipterocarpus grandiflorus), …

 

Tình trạng của 182 loài nguy cấp, quý, hiếm được thống kê như sau:

-  Có 20 loài theo Danh lục đỏ quốc tế 2020 (IUCN): 7 loài nguy cấp (EN), 7 loài sẽ nguy cấp (VU), 6 loài ít lo ngại (LC);

- Có 48 loài đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam năm 2007 (SĐVN): 14 loài nguy cấp (EN), 34 loài sẽ nguy cấp (VU);

- Có 26 loài theo Nghị định số 84/2021 (NĐ 84): 2 loài cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IA), 24 loài hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IIA).

- Đa dạng về tài nguyên thực vật:

Theo kết quả điều tra, nghiên cứu do các chuyên gia thực hiện, ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray có trên 1.200 loài cây tài nguyên có giá trị về kinh tế, khoa học thuộc 06 nhóm công dụng như: nhóm lấy gỗ, nhóm sản phẩm chi sợi, nhóm cây thuốc, nhóm sản phẩm cho thực phẩm, nhóm sản phẩm cho chiết suất, và nhóm sản phẩm khác như: sinh vật cảnh, lá cọ, lá nón, …

 


Tác giả: Admin Chư Mom Ray
Nguồn:VQG Chư Mom Ray Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết